Các loại động cơ đẩy tàu thủy trên thế giới

Hệ thống đẩy được sử dụng để giúp con tàu di chuyển trên biển. Một số động cơ đẩy dành cho tàu, một số thích hợp cho cả thuyền. Hệ thống đẩy tàu thủy ngày nay không những đạt tốc độ moment cao, mà còn có nhiều loại cho những điều kiện sử dụng khác nhau. Dưới đây sẽ liệt kê các loại động cơ đẩy được sử dụng chủ yếu cho tàu:

1. Động cơ đẩy chạy bằng dầu diesel (Diesel propulsion): Là loại thông dụng cho tàu biển, năng lượng chuyển đổi từ hệ thống nhiệt (động cơ đốt trong). Loại động cơ này có thể sử dụng cho hầu hết các con thuyền cỡ nhỏ và du thuyền.

2. Động cơ đẩy bằng năng lượng gió (Wind propulsion): Hệ thống giúp cho việc bảo vệ môi trường tối ưu bởi không phát thải khí CO(chất gây ô nhiễm môi trường). Tuy vậy, việc ứng dụng bị hạn chế bởi đối với những con tàu thương mại lớn thì sẽ rất khó khăn mỗi khi trời không có gió. Trong trường hợp đó, người ta sử dụng kết hợp cả hai loại động cơ gồm động cơ đẩy bằng sức kéo của diều và động cơ đẩy bởi cánh buồm.

3. Động cơ đẩy hạt nhân (Nuclear propulsion): Những con tàu thuộc hải quân chạy rất tốt nhờ vào động cở đẩy hạt nhân. Động cơ đẩy hạt nhân cực kỳ phức tạp, bao gồm lò phản ứng nước và các thiết bị khác để chạy tàu. Lò phản ứng hạt nhân này sử dụng như một máy phát điện cho con tàu. Nhiều con tàu chở hàng cũng đang có kế hoạch lắp đặt loại động cơ đẩy này.

4. Động cơ đẩy bằng gas (Gas turbine propulsion): Được sử dụng cho các loại tàu phục vụ hải quân và cả tàu thông thường. Nếu là tàu hải quân, động cơ đẩy gas là thiết bị hỗ trợ tăng tốc giúp con tàu chạy nhanh hơn trong trường hợp bị tàu địch tấn công.

5Động cơ đẩy bằng pin nhiên liệu (Fuel cell propulsion): Pin sử dụng khí hydro như thành phần nhiên liệu chính. Dòng điện được tạo ra từ pin mà không cần quá trình đốt cháy. Quy trình sạch này dường như là yếu tố rất quan trọng đối với động cơ đẩy. Có nhiều loại động cơ đẩy bằng pin nhiên liệu, như: PEM (Photon-Exchange-Membrane) hay còn gọi là pin nhiên liệu màng trao đổi photon và Molten-Carbonate hay pin nhiên liệu dùng cacbon nóng chảy.

6. Động cơ đẩy bằng dầu diesel sinh học (Biodiesel fuel propulsion): Là loại động cơ đẩy tiềm năng của ngành hàng hải trong tương lai, có khả năng được ứng dụng rộng rãi vào năm 2017.

7. Động cơ đẩy bằng năng lượng mặt trời (Solar propulsion): Được ứng dụng đầu tiên vào năm 2008. Động cơ đẩy bằng năng lượng mặt trời giúp giảm lượng khí thải ô nhiễm CO2 và các tấm panel có khả năng tạo ra dòng điện tới 40kW.

8. Động cơ đẩy bằng hơi nước (Steam turbine propulsion): Động cơ sử dụng chất liệu đốt là than đá hoặc các nhiên liệu khác nhằm tạo ra hơi nước để chạy chân vịt đẩy tàu. Động cơ hơi nước được sử dụng rộng rãi vào cuối thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20.

9. Động cơ điện kết hợp diesel (Diesel-electric propulsion): Đối với kết cấu đơn giản, hệ thống gồm động cơ diesel liên kết với một máy phát điện. Kỹ thuật này được ứng dụng từ đầu thế kỷ 20. Thời gian gần đây, các tàu ngầm và tàu chở hàng đều sử dụng kết hợp loại động cơ này để vận hành chân vịt.

10. Động cơ đẩy phản lực (Water-jet propulsion): Loại động cơ này được sử dụng từ năm 1954. Ưu điểm của động cơ đẩy phản lực là không tạo ra tiếng ồn và cho tốc độ chạy tàu cao. Tuy nhiên, chi phí bảo dưỡng cao hơn các loại động cơ đẩy khác.

11. Động cơ đẩy bằng khí gas/ động cơ sử dụng nhiên liệu thứ ba (Gas fuel or tri fuel propulsion): Khí hóa lỏng LNG được sử dụng để đốt nhiên liệu trong động cơ chính, giúp giảm lượng khí thải gây ổ nhiễm. Nó được biết đến như nhiên liệu thứ ba để đốt cháy nhiên liệu chính như ga, dầu diesel và các loại nhiên liệu khác.

Các động cơ đẩy mang đến những ưu điểm khác nhau cho mỗi loại tàu. Những nhà chế tạo đã phát triển thiết kế dựa trên nhu cầu thực tế, cùng với việc sử dụng phù hợp, con tàu sẽ cung cấp dòng điện tốt nhất cho động cơ đẩy.


ALFA PLUS

🏤 Số 18, Nguyễn Thị Minh Khai, Q1, TP.HCM

☎️ (+84) 2422 828080 / (+84) 904 481 072

📩 sales@alfaplus.com

 

 


Gửi bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *